100 CÂU CHUYỆN HAY TRÊN MẠNG INTERNET
Vào đây xem:Phần 1
Câu chuyện 51: Giấy chứng nhận làm người !
Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi đi làm thuê.
– Soát vé
Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra.Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc :
– Ðây là vé trẻ em.
Người đàn ông đứng tuổi đỏ bừng mặt, nhỏ nhẹ đáp :
– Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao ?
Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi :
– Anh là người tàn tật ?
– Vâng, tôi là người tàn tật.
– Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp :
– Tôi… không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em.Cô soát vé cười gằn :
– Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật ?
Người đàn ông đứng tuổi im lặng, khe khẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên
– Anh chỉ còn một nửa bàn chân.
Cô soát vé liếc nhìn, bảo :– Tôi cần xem chứng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ “Giấy chứng nhận tàn tật”, có đóng con dấu bằng thép của Hội người tàn tật !
Người đàn ông đứng tuổi có khuôn mặt quả dưa đắng, giải thích :
– Tôi không có tờ khai gia đình của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra tai nạn ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định.Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình.
Người đàn ông đứng tuổi một lần nữa trình bày với trưởng tàu, mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật.Trưởng tàu cũng hỏi :
– Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu ?Người đàn ông đứng tuổi trả lời anh không có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó anh cho trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình.Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói :
– Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có hơn 50 ngàn đồng, hoàn toàn không đủ mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc :
– Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, tha cho tôi.Trưởng tàu nói kiên quyết :
– Không được.
Thừa dịp, cô soát vé nói với Trưởng tàu :– Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý :– Cũng được.
Một đồng chí lão thành ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi :
– Anh có phải đàn ông không ?
Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại :
– Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không ?
– Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không ?
– Ðương nhiên tôi là đàn ông !
– Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông ?
Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem ?Mọi người chung quanh cười rộ lên.
Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói :
– Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả ?
Ðồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói :
– Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông không phải đàn ông.
Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao. Cô soát vé đứng ra giải vây cho Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành :– Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.
Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng :
– Cô hoàn toàn không phải người ! Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé :
– Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì ?
Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói:
– Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận “người” của cô ra xem nào?
Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa.
Chỉ có một người không cười. Ðó là người đàn ông trung niên bị cụt chân. Anh cứ nhìn trân trân vào mọi thứ trước mặt. Không biết tự bao giờ, mắt anh đẫm lệ, không rõ anh tủi thân, xúc động, hay thù hận.
Câu chuyện 52: Đồng hồ và chiếc lược !
Ngày xửa ngày xưa, có một người đàn ông rất nghèo sống với vợ. Một ngày nọ, vợ ông, người có mái tóc rất dài hỏi chồng về chuyện mua một chiếc lược mới hơn để dùng.Người đàn ông cảm thấy rất buồn vì không mua nổi cho vợ một cái gì đó. Ông không đủ tiền để mua được cho vợ một chiếc lược mới bởi sồ tiền kiếm được chỉ đủ để lo cho miếng cơm hàng ngày. Thậm chí, ông cũng không dám mang chiếc đồng cũ đã đứt dây đi sửa. Người vợ biết vậy nên bà không bao giờ gặng hỏi chồng mình một lần nào.
Một hôm, khi đang trên đường đi làm về ngang qua cửa hàng đồng hồ, ông quyết định bán nó. Với số tiền ít ỏi có được người chồng mua một chiếc lược mới cho vợ.Ông trở về nhà vào buổi tối và mang tặng cho vợ món quà nhỏ bé này. Tuy vậy, ông đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy người vợ thân yêu với mái tóc ngắn. Bà đã bán tóc của mình và mua tặng cho ông một chiếc đồng hồ mới.Nước mắt lăn dài trên gò má của hai vợ chồng, họ ôm nhau khóc trong hạnh phúc. Tuy cuộc sống hiện tại khá khó khăn, nhưng bù lại họ đã có được tình yêu và sự sẻ chia trong cuộc sống. Đó là món quà quý giá nhất mà hai vợ chồng ông nhận được từ thượng đế.
Một tình yêu chân thành là tình cảm vô điều kiện. Đôi vợ chồng già này họ không tiếc những giây phút tuổi trẻ để yêu, họ cũng không chờ đợi khi giàu có để thể hiện tình yêu của mình. Hãy luôn dành tình cảm, sự quan tâm cho gia đình và người thân trong mọi hoàn cảnh và yêu thương như ngày mai mình không còn gặp lại họ nữa.
Câu chuyện 53: Những chiếc tách coffee !
Một nhóm sinh viên, sau khi tốt nghiệp ra trường đều có công việc tốt, rủ nhau về thăm thầy giáo cũ. Sau một hồi trò chuyện, họ bắt đầu phàn nàn về những căng thẳng trong công việc cũng như trong cuộc sống. Nghe vậy, người thầy đi vào bếp và quay trở ra với một bình cà phê lớn cùng những chiếc tách khác nhau: chiếc bằng sứ, chiếc bằng nhựa, chiếc thuỷ tinh, chiếc bằng pha lê, có vài chiếc tách trông rất đơn giản, nhưng cũng có cái rất đắt tiền. Người thầy bảo các học trò tự chọn tách và rót cà phê cho mình.Sau khi mỗi người đều đã có một tách cà phê, người thầy bắt đầu nói:
– Nếu các em chú ý thì sẽ nhận ra điều này: những chiếc tách đắt tiền và đẹp đều đã được lấy hết, chẳng ai đụng đến những chiếc tách rẻ tiền cả. Có lẽ mọi người sẽ cảm thấy điều này thật bình thường vì ai chẳng muốn chọn cho mình cái tốt nhất, nhưng điều ấy lại chính là nguồn gốc của mọi vấn đề rắc rối trong cuộc sống của các em.Điều mà chúng ta thực sự cần là cà phê, chứ không phải chiếc tách, nhưng ai cũng vội vàng chọn những chiếc tách tốt nhất, rồi sau đó còn liếc mắt qua người bên cạnh để xem tách của họ có đẹp hơn tách của mình không.Cuộc sống chính là cà phê, còn công việc, tiền bạc và địa vị xã hội chính là những chiếc tách. Chúng là công cụ để giữ và chứa đựng cuộc sống, và không làm thay đổi chất lượng cuộc sống chúng ta. Đôi khi, vì chúng ta cứ tập trung vào chiếc tách, mà bỏ qua việc thưởng thức hương vị cà phê mà cuộc sống cho chúng ta.
Vì thế đừng để những chiếc tách ảnh hưởng mà hãy thoải mái nhâm nhi cà phê của mình nhé!
Câu chuyện 54: Bàn tay của mẹ bài học của con !
Một thanh niên học hành xuất sắc nộp đơn vào chức vụ quản trị viên của một công ty lớn. Anh ta vừa xong đợt phỏng vấn đầu tiên, ông giám đốc công ty muốn gặp trực tiếp để có quyết định nhận hay không nhận anh ta. Và ông thấy từ học bạ của chàng thanh niên, tất cả đều tốt và năm nào, từ bậc trung học đến các chương trình nghiên cứu sau đại học cũng đều xuất sắc, không năm nào mà anh chàng thanh niên này không hoàn thành vượt bậc.Viên giám đốc hỏi:
– Anh đã được học bổng của những trường nào?
– Thưa không
– Thế cha anh trả học phí cho anh đi học sao?
– Cha tôi mất khi tôi vừa mới một tuổi đầu. Mẹ tôi mới là người lo trả học phí.
– Mẹ của anh làm việc ở đâu?
– Mẹ tôi làm công việc giặt áo quần.
Viên giám đốc bảo chàng thanh niên đưa đôi bàn tay của anh cho ông ta xem. Chàng thanh niên có hai bàn tay mịn màng và hoàn hảo.
– Vậy trước nay anh có bao giờ giúp mẹ giặt giũ áo quần không?
– Chưa bao giờ. Mẹ luôn bảo tôi lo học và đọc thêm nhiều sách. Hơn nữa, mẹ tôi giặt áo quần nhanh hơn tôi – Chàng thanh niên đáp.
– Tôi yêu cầu anh một việc. Hôm nay khi trở lại nhà, lau sạch đôi bàn tay của mẹ anh, và rồi ngày mai đến gặp tôi.
Ðến lúc ấy thì chàng thanh niên có cảm tưởng là công việc tốt này đang sẵn sàng là của mình. Về đến nhà, chàng ta sung sướng khoe với me, và chỉ xin được cầm lấy đôi bàn tay của bà. Mẹ chàng trai cảm thấy có điều gì đó khác lạ. Với một cảm giác vừa vui mà cũng vừa buồn, bà đưa đôi bàn tay cho con trai xem.Chàng thanh niên từ từ lau sạch đôi bàn tay của mẹ. Vừa lau, nước mắt chàng tuôn tràn. Ðây là lần đầu tiên chàng thanh niên mới có dịp khám phá đôi tay mẹ mình: đôi bàn tay nhăn nheo và đầy những vết bầm đen. Những vết bầm làm đau nhức đến nỗi bà đã rùng mình khi được lau bằng nước. Lần đầu tiên trong đời, chàng thanh niên nhận thức ra rằng, chính từ đôi bàn tay giặt quần áo mỗi ngày này đã giúp trả học phí cho chàng từ bao nhiêu lâu nay.Những vết bầm trong đôi tay của mẹ là giá mẹ chàng phải trả dài đăng đẳng cho đến ngày chàng tốt nghiệp, cho những xuất sắc trong học vấn và cho tương lai sẽ tới của chàng.Sau khi lau sạch đôi tay của mẹ,chàng thanh niên lặng lẽ giặt hết phần áo quần còn lại cho mẹ.Tối đó, hai mẹ con tâm sự với nhau thật là lâu.
Sáng hôm sau, chàng thanh niên tới trụ sở công ty. Viên giám đốc còn thấy những giọt nước mắt chưa ráo hết trong đôi mắt của chàng thanh niên, ông hỏi: “Anh có thể cho tôi biết những gì anh đã làm và đã học được hôm qua ở nhà không?” .Chàng thanh niên đáp: “Tôi lau sạch đôi tay của mẹ, và cũng giặt hết phần áo quần còn lại.” .Viên giám đốc: “Cảm tưởng của anh ra sao?”.Chàng thanh niên nói: “Thứ nhất, bây giờ tôi mới thấu hiểu thế nào là ý nghĩa của lòng biết ơn: Không có mẹ, tôi không thể thành tựu được như hôm nay. Thứ hai, qua việc hợp tác với nhau, và qua việc giúp mẹ giặt quần áo, giờ tôi mới ý thức được rằng thật khó khăn và gian khổ để hoàn tất công việc. Thứ ba, tôi hiểu sâu xa được tầm mức quan trọng và giá trị của liên hệ gia đình.”
Viên giám đốc nói: “Ðây là những gì tôi cần tìm thấy ở nơi con người sẽ là quản trị viên trong công ty chúng tôi. Tôi muốn tuyển dụng một người biết ơn sự giúp đỡ của những người khác, một người cảm thông sự chịu đựng của những người khác để hoàn thành nhiệm vụ, và một người không chỉ nghĩ đến tiền bạc là mục đích duy nhất của cuộc đời. Em được nhận.”
Sau đó, chàng thanh niên làm việc hăng say, và nhận được sự kính trọng của các nhân viên dưới quyền. Tất cả nhân viên làm việc kiên trì và hợp tác như một đội. Thành tựu của công ty mỗi ngày mỗi được cải thiện.
Câu chuyện nói về sự hi sinh của người mẹ. Nhưng chúng ta tự hỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu không có người Giám đốc nọ, chắc hẳn người mẹ vẫn phải hi sinh thầm lặng mà người con không hay biết. Chúng ta cũng mong rằng mỗi người mẹ trên thế gian này ngoài sự yêu thương không giới hạn, bàn tay làm việc không mệt mỏi thì hãy sớm để cho những đứa con sớm nhìn ra bàn tay đó, để chúng nó biết đươc giá trị từng giây phút hạnh phúc.
Câu chuyện 55: Chửi mắng và lời dạy của đức phật !
Một lần, Phật đi giáo hóa vùng Bà La Môn, Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo… sau chửi. Thấy Phật thản nhiên làm thinh , họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:
– Cồ đàm có điếc không?
– Ta không điếc.
– Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?
– Này Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?
– Quà ấy về tôi chứ ai.
– Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.
Người kêu tên Phật chửi mà Ngài không nhận. Còn chúng ta những lời nói bóng, nói gió ở đâu đâu cũng lắng tai nghe, để buồn để giận. Như vậy mới thấy những lời cuồng dại của chúng sanh Ngài không chấp không buồn. Còn chúng ta do si mê, chỉ một lời nói nặng nói hơn, ôm ấp mãi trong lòng, vì vậy mà khổ đau triền miên. Chúng ta tu là tập theo gương Phật, mọi tật xấu của mình phải bỏ, những hành động lời nói không tốt của người, đừng quan tâm. như thế mới được an vui.
Trong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rơi xuống ngay mặt người phun. Thế nên có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Từ đây về sau quí vị có nghe ai nói gì về mình, dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui.
Tuy có chướng duyên bên ngoài mà chúng ta biết hóa giải, không thọ nhận, đó là tu. Không phải tu là cầu an suông, mà phải có người thử thách để có dịp coi lại mình đã làm chủ được mình chưa. Nếu còn buồn giận vì một vài lí do bất như ý bên ngoài. Đó là tu chưa tiến.Đa số chúng ta có cái tật nghe người nói không tốt về mình qua miệng người thứ hai , thứ ba, thì tìm phăng cho ra manh mối để thọ nhận rồi nổi sân si phiền não, đó là kẻ khờ, không phải người trí.
Câu chuyện 56: Câu chuyện bà lão bán rau !
Ăn rau không chú ơi?
Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.
– Ăn hộ tôi mớ rau…!
Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. “Mình thương người thì ai thương mình” cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.
– Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt.
– Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!
Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ.
Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:
– Rau này bà bán bao nhiêu?
– Hai nghìn một mớ. Bà cụ mừng rỡ.Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.
– Sao chú mua nhiều thế?
– Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!
Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ…
– Nghỉ thế đủ rồi đấy!Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ.
Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ.
Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế.Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện.Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo:
– Bà bán rau chết rồi.
– Bà cụ hay đi qua đây hả chị? Chị bán nước khẽ hỏi.
– Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác.
– Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh.
Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi.Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia…
Gã không ngờ………!
Sau khi đọc xong hãy tự hỏi mình trong cuộc sống vội vã này ta nên sống chậm lại 1 chút để lắng nghe những cung bậc cảm xúc của mọi người xung quanh ta...
Câu chuyện 57: Hoa hồng tặng mẹ !
Một người đàn ông dừng lại ở cửa tiệm bán hoa để đặt hoa tặng mẹ của mình. Mẹ của ông ở xa cách đây hơn 200 dặm và ông sẽ nhờ cửa tiệm giao hoa đến tận tay cho bà. Khi ông bước ra khỏi xe, ông đột nhiên chú ý đến một cô gái trẻ đang khóc thút thít bên lề đường. Ông hỏi cô gái có sao không, cô trả lời, “Cháu muốn mua hoa hồng tặng mẹ. Nhưng cháu chỉ có 75 cent nhưng hoa hồng thì đến 2 dollar.”
Người đàn ông mỉm cười và nói, “Đi với chú. Chú sẽ mua cho cháu một bông hồng.” Ông mua cho cô bé hoa hồng như đã hứa và đặt hoa giao đến tận nhà mẹ mình. Khi họ rời khỏi, ông ngỏ ý chở cô bé về nhà. Cô bé đồng ý để ông chở đến chỗ mẹ của mình. Cô chỉ cho ông đến một nơi vắng vẻ, phải đến khi dừng xe lại người đàn ông mới nhận ra đó là một nghĩa trang. Và cô gái đã đặt bông hoa ấy lên một ngôi mộ sạch sẽ.
Người đàn ông trở về cửa tiệm hoa, hủy gói giao hoa và ông ta đã mua hẳn một bó hoa to, lái xe đến thẳng nhà của mẹ mình, ngôi nhà cách nơi đấy hơn hai trăm dặm đường đi nhưng cuộc gặp gỡ cô gái đã cho ông hiểu rằng, nếu hôm nay ông không đến, có khi ngày mai ông sẽ chẳng còn cơ hội để đến nữa.
Cuộc đời rất ngắn ngủi.Hãy dành nhiều thời gian để yêu thương và quan tâm đến những người mà mình quý mến.Hãy tận hưởng những khoảnh khắc với họ trước khi mọi chuyện đã quá muộn màng.Không có thứ gì trên đời quan trọng hơn gia đình cả!
Câu chuyện 58: Ốc sên !
“Hạnh phúc là do cảm nhận của mỗi người” Câu nói có phần lý thuyết nhưng đúng thật vậy các anh chị . Mỗi người một hoàn cảnh, hạnh phúc hay không là do cách nhìn của mọi người.
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!”.“Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh” – Ốc sên mẹ nói.
“Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”.“Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.
“Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”.“Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”.
Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta”.“Vì vậy mà chúng có cái bình!” – Ốc sên mẹ an ủi con – “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta”.Điều tuyệt vời nhất, hạnh phúc nhất là những gì mình đang có phải không...
Câu chuyện 59: Đi tìm hạnh phúc thật sự !
Có một phú ông vô cùng giàu có. Hễ thứ gì có thể dùng tiền mua được là ông mua về để hưởng thụ. Tuy nhiên, bản thân ông lại cảm thấy không vui, không hề hạnh phúc.Một hôm, ông ta nảy ra một ý tưởng kỳ quặc, đem tất cả những đồ vật quý giá, vàng bạc, châu báu cho vào một cái bao lớn rồi đi chu du. Ông ta quyết định chỉ cần ai có thể nói cho ông làm thế nào để hạnh phúc thì ông sẽ tặng cả bao của cải cho người đó.Ông ta đi đến đâu cũng tìm và hỏi, rồi đến một ngôi làng có một người nông dân nói với ông rằng nên đi gặp một vị Đại sư, nếu như Đại sư cũng không có cách nào thì dù có đi khắp chân trời góc bể cũng không ai có thể giúp ông được.Cuối cùng cũng tìm gặp được vị Đại sư đang ngồi thiền, ông ta vui mừng khôn xiết nói với Đại sư: "Tôi chỉ có một mục đích, tài sản cả đời tôi đều ở trong cái bao này. Chỉ cần ngài nói cho tôi cách nào để được hạnh phúc thì cái bao này sẽ là của ngài".
Lúc ấy trời đã tối, màn đêm sắp buông xuống, vị Đại sư nhân lúc ấy liền tóm lấy cái túi chạy đi. Phú ông sợ quá, vừa khóc vừa gọi đuổi theo: "Tôi bị lừa rồi, tâm huyết của cả đời tôi".
Sau đó vị Đại sư đã quay lại, trả cái bao lại cho phú ông. Phú ông vừa nhìn thấy cái bao tưởng đã mất quay về thì lập tức ôm nó vào lòng mà nói: "Tốt quá rồi!". Vị Đại sư điềm tĩnh đứng trước mặt ông ta hỏi: "Ông cảm thấy thế nào? Có hạnh phúc không?" – "Hạnh phúc! Tôi cảm thấy mình quá hạnh phúc rồi!".
Lúc này, vị Đại sư cười và nói: "Đây cũng không phải là phương pháp gì đặc biệt, chỉ là con người đối với tất cả những thứ mình có đều cho rằng sự tồn tại của nó là đương nhiên cho nên không cảm thấy hạnh phúc, cái mà ông thiếu chính là một cơ hội mất đi. Ông đã biết thứ mình đang có quan trọng thế nào chưa? Kỳ thực cái bao ông đang ôm trong lòng với cái bao trước đó là một, bây giờ ông có còn muốn đem tặng nó cho tôi nữa không?".
Câu chuyện thú vị này đã khiến tôi chợt nhận ra bản thân mình trong đó. Bạn liệu có phát hiện ra rằng, khi mất đi hoặc thiếu thứ gì đó bạn sẽ luôn nhớ về nó, nhưng khi có được rồi thì lại dễ dàng coi nhẹ, thậm chí nhìn mà không thấy nó?
Câu chuyện 60: Giúp người là giúp chính mình !
Một người lính bị quân địch tập kích, phải chạy trốn vào hang núi.Khi quân địch đuổi theo sát sau lưng, anh ta đành trốn trong hang, thầm cầu nguyện kẻ địch không thể phát hiện ra mình. Đột nhiên, cánh tay anh ta cảm thấy nhồn nhột ớn lạnh, quay lại nhìn thì phát hiện ra một con nhện, anh ta định bóp chết nó nhưng đột nhiên sinh lòng thương cảm nên thả nó ra.Không ngờ, nhện bò đến cửa hang dệt một mạng lưới mới. Quân địch đuổi tới hang núi thì thấy một mạng nhện còn nguyên lành, đoán rằng không có ai trong hang nên kéo nhau bỏ đi.Thế nên, nhiều khi, đối xử tử tế người khác đồng thời cũng là đang giúp chính mình.
Câu chuyện 61: Làm người nên lương thiện & trung thực !
Ngày xưa, một cặp vợ chồng nọ đã phải đi gặp Thần Chết.Vị Thần Chết nói: "Hai người các ngươi chỉ có thể sống một người, các người hãy oẳn tù tì, người thua thì phải chết".
Hai lần oẳn tù tì trước đó cả hai vợ chồng đều ra giống nhau,đến lần thứ ba người chồng lại thua...Thần Chết thở dài nói: "Vốn dĩ chiếu theo lệ của ta, nếu như các ngươi ba lượt đều ra giống nhau, ta sẽ thả các ngươi ra, không muốn phải dùng đến lần thứ tư để phân thắng bại".Nghe xong, người vợ ôm chằm lấy người chồng tấm tức mà rằng: "Đã nói là 3 lần đều cùng nhau ra búa, tại sao lần thứ ba tôi ra cái kéo thì anh lại ra bao."
Thực tế, đây chính là nhân tâm, là sự ích kỷ và ngốc ngếch của bộ phận một nhóm người, tính toán với người khác cuối cùng thành ra tính toán với chính mình. Khi người ngu ngốc muốn thua, kỳ thực anh ta đã thắng rồi. Cho nên, nếu lúc nào cũng lương thiện...thì bạn đã là người thắng cuộc! Làm người hãy luôn giữ trong tâm sự phúc hậu, lương thiện vậy.
Câu chuyện 62: Bữa sáng ấm lòng !
Con hẻm đối diện một trường đại học, sáng nào cũng khá ồn ào. Trong hẻm người ta bán đồ ăn sáng, có đủ loại: cơm tấm, hủ tiếu, phở, xôi, bánh mì... Tùy nghề nghiệp, sở thích, túi tiền mà mỗi người có sự lựa chọn khác nhau...Sáng nào tôi cũng thấy có hai sinh viên, chắc là bạn cùng phòng trọ, ra đầu hẻm mua bánh mì. Họ học trường đại học bên kia đường. Áo đồng phục, một tay xách cặp, tay kia cầm ổ bánh mì, họ cùng qua đường, khuất trong làn xe ngược xuôi tất bật."Bữa sáng là bữa của vua...". Tivi cũng tuyên truyền rằng mọi người nên ăn sáng để lấy sức lực cho một ngày làm việc, lao động, học tập vất vả. Tôi vốn quen dậy trễ, ăn sáng vội vàng, qua loa, cốt để xế trưa mắt không hoa, bụng không đói. Bữa sáng chỉ có thế, thành một thói quen, một nhu cầu hay đơn giản chỉ vì sợ không ăn sáng sẽ bị mẹ mắng.
Một sáng nọ tôi dậy sớm, thủng thẳng ra đầu hẻm mua bánh mì. Thành phố buổi sáng không khí còn thoáng mát, nắng chỉ mới khẽ chạm chân lên những tán lá, nhẹ nhàng như vỗ về ai.Lại thấy hai sinh viên từ trong hẻm đi ra. Họ dừng lại bên xe bánh mì. Nhưng một cậu hơi lúng túng:"Cậu mua đi. Tớ không ăn đâu". Cậu kia ngạc nhiên: "Sao lại thế?". Rồi như chợt nhớ ra, cậu "à" lên một tiếng. Nhận thấy ổ bánh của mình, cậu nhanh nhẹn bẻ ra làm đôi và đưa một nửa cho bạn: "Chia đôi nhé! Hạt muối bé tí khi cần còn xẻ đôi được, huống chi ổ bánh to đùng này". Cậu nháy mắt, cười hồn nhiên.
Hai người, vẫn áo đồng phục, tay xách cặp, mỗi người cầm nửa ổ bánh, sánh vai nhau qua đường. Tôi bồi hồi trông theo. Nếu như lúc nãy cậu sinh viên kia không bẻ đôi ổ bánh mì cho bạn mà bỏ tiền mua thêm một ổ khác, có lẽ tôi đã không ngơ ngẩn đến vậy. Ánh mắt ấm áp, nụ cười gần gũi ấy đã gửi lại một điều gì đó khiến bữa sáng tưởng quen bỗng hóa lạ lùng, tôi như vừa khám phá một điều gì bấy lâu nay mình chưa từng nghĩ đến.
Cũng một bữa ăn sáng, có người chỉ no bụng, có kẻ lại ấm lòng.
Câu chuyện 63: Lợn !
Một hôm, anh A lái xe trên một con đường nhỏ, khi anh ta đang nhìn ngắm phong cảnh tươi đẹp, thì tài xế của chiếc xe chở hàng đi ngược chiều bỗng hạ cửa kính xuống lớn tiếng nói: “Lợn!”.
Anh A càng nghĩ càng điên tiết, quyết định hạ cửa kính xuống quay đầu mắng chửi: “Mày mới là lợn ấy!” Vừa mắng chửi xong, anh A bèn đụng phải một đàn lợn đi ngang qua đường.
Bài học rút ra: Đừng hiểu lầm ý tốt của người khác, nó chỉ khiến bạn chịu thiệt thòi hơn và làm nhục người ta thôi. Trước khi tìm hiểu rõ ràng nguyên nhân, hãy học cách kìm nén cảm xúc, nhẫn nại quan sát, tránh xảy ra những chuyện đáng tiếc.
Câu chuyện 64: Một cân bơ và sự gian dối
Ngày xa xưa, có một người nông dân thường xuyên bán bơ cho người thợ làm bánh. Một ngày, người thợ làm bánh quyết định cân lại số bơ anh ta mua để kiểm tra xem liệu người nông dân có bán chính xác khối lượng bơ anh ta yêu cầu hay không. Anh ta đã phát hiện ra khối lượng bơ không như thỏa thuận thực tế và kiện người nông dân ra tòa.Quan tòa hỏi người nông dân rằng, anh đã dùng cách gì để cân khối lượng bơ bán ra. Người nông dân trả lời rằng: Thưa ngài, tôi không có dụng cụ đo lường chính xác nào cả, nhưng tôi có thứ để có thể biết được khối lượng bơ.
"Vậy anh đã cân bơ bằng cách nào?".
"Thưa ngài, trước khi anh thợ làm bánh mua bơ của tôi, tôi đang mua 1 cân bánh mỳ của anh ta, Mỗi ngày, khi anh bán bánh đem bánh mỳ tới, tôi đặt nó lên bàn cân và đưa lại cho anh ta số bơ có trọng lượng đúng bằng bánh mỳ. Nếu ai đó gian lận, thì đó chính là anh làm bánh".
Bài học: Bạn sẽ nhận lại những gì bạn cho đi. Sự gian dối sẽ được đáp trả bằng sự gian dối gấp nhiều lần.
Câu chuyện 65: Mark Twain và người phụ nữ kiêu ngạo !
Trong một bữa tiệc, Mark Twain ngồi đối diện với một người phụ nữ. Theo lẽ lịch sự, ông đã nói với người này: "Cô thật là xinh đẹp!".Người phụ nữ đó lại không hề cảm kích, mà còn cao ngạo nói: "Rất tiếc là tôi không có cách nào để nói lời khen tương tự như thế với ông!".Mark Twain rất bình thản, nói: "Không sao cả, cô có thể giống như tôi vậy, nói một lời nói dối là được rồi".Người phụ nữ nghe xong, xấu hổ quá, phải cúi gầm mặt xuống mà không nói được lời nào.
Bài học: Tảng đá mà bạn ném ra, người bị nó làm cho vấp té sẽ luôn luôn là chính bản thân bạn. Bạn nói lời cay nghiệt, sau cùng cũng sẽ tự mình rước lấy nhục nhã mà thôi
Câu chuyện 66: Miếng bánh mì cháy !
Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không.Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: "Em à, anh thích bánh mì cháy mà.".
Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói:"Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.".Rồi ông nói tiếp: "Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác.Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ.
Cuộc đời rất ngắn ngủ để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó."
Bài học rút ra:Trong cuộc sống, bạn cần phải biết học cách cảm thông đối với điểm yếu, điểm hạn chế của người khác. Cảm thông với cuộc sống, tính cách của mọi người trong gia đình, bạn bè, vợ chồng... sẽ giúp bạn có một cuộc sống dung hòa xung quanh. Sự cảm thông - bí quyết nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình.
Câu chuyện 67: Ai mới là kẻ ngu ???
Một ông thầy giáo mới dạy nhận ra rằng trong lớp có một cậu bé luôn luôn bị chửi là ngu. Trong giờ ra chơi ông hỏi nhóm bạn lý do.
- Thì nó là thằng ngu thật mà thầy. Nếu mà đưa cho nó đồng xu to 5 rúp và đồng xu nhỏ 10 rúp, thì nó sẽ chọn đồng 5 rúp, vì nó nghĩ đồng 5 rúp có kích thước to hơn thì là tốt hơn.Đây, thầy nhìn nhé. Một bạn trong nhóm giơ 2 đồng xu và cho cậu kia chọn. Và cậu vẫn chọn đồng 5 rúp như trước.Thầy giáo ngạc nhiên hỏi:
- Sao em lại chọn 5 rúp mà không chọn 10 rúp?
- Thầy nhìn này, đồng 5 rúp to hơn mà.
Tan trường, thầy đến chỗ cậu bé hỏi lại:
- Chẳng nhẽ em không thể hiểu được đồng 5 rúp chỉ to hơn về mặt kích thước, nhưng đồng 10 rúp thì em có thể mua được nhiều thứ hơn?
- Nếu em lấy 10 rúp thì lần sau bọn nó sẽ không cho em nữa...Cậu bé trả lời.
Câu chuyện 68: Cái "Đấy"...!
Một thằng bé lớp 3 ngày nào cũng đi học ngang nhà 1 con bé cùng lớp.Một hôm nó ngừng lại để chế nhạo cô bé.Nó dơ một trái banh ra trước mặt cô bé và nói "Mày thấy trái banh này không? Bóng đá là trò chơi của con trai và con gái không thể có".
Cô bé chạy vào nhà khóc với mẹ về chuyện đó. Bà mẹ liền đi mua cho cô bé một trái bóng.
Ngày hôm sau cậu bé chạy một chiếc xe đạp đi ngang nhà cô bé, và cô bé chỉ cho thằng nhóc thấy quả bóng "nah na nah na...".
Thằng bé tức lắm và chì vào chiếc xe đạp nó đang đi "Mày thấy cái xe đạp này ko? Đây là xe đạp của con trai và con gái không thể có".
Đến hôm sau nữa, thằng bé đến và nhìn thấy cô bé cũng đang cưỡi 1 chiếc xe đạp mới.
Đến lúc đó thì thằng bé điên lắm rồi. Thế là nó tụt quần ra, chỉ vào cái... của nó và nói "Mày thấy chưa? Chỉ con trai mới có thôi và mẹ mày không thể mua cho mày một thứ như thế này đâu".
Ngày kế tiếp nó đi ngang qua nhà cô bé và hỏi "Nào, mày nói gì bây giờ?". Đến đây thì cô bé kéo váy lên, chỉ vào.......và nói "Mẹ tao bảo chừng nào mà tao còn cái này thì tao muốn bao nhiêu cái của mày cũng được!"
Câu chuyện 69: Cắt ngắn, cắt dài!
Một anh đi vô tiệm cắt tóc nọ Một cô thợ bước ra chào đón bằng giọng Huế:
- Chào anh, anh cặt ngắn hay cặt dài? Cũng bằng giọng Huế anh ta trả lời:
- Thưa cô tôi ... cặt ngắn
- Ui cha mẹ ui, anh đẹp trai như rứa mần răng cặt ngắn uổng quá!
- Ngắn hay dài chi kệ tôi. Cô ăn bao nhiêu tiền?
- Dạ anh cho em hai chục.
- Răng mà đắt rứạ Mấy chỗ kia họ chỉ ăn 15 đồng thôị.
- Dạ 20 đồng là 20 đồng. Anh có cặt mô?
Anh chàng có lẽ bị quê nên nói xẵng:
- Không cặt.
- Tôi chưa thấy ai như cái anh ni, mặt mày sáng sủa như rứa mà ba hồi cặt ngắn ba hồi không cặt.
Câu chuyện 70: Đừng bao giờ vội vàng đánh giá người khác nhé!
Một con tàu du lịch gặp nạn trên biển, trên thuyền có một đôi vợ chồng rất khó khăn mới lên đến trước mũi thuyền cứu hộ, trên thuyền cứu hộ chỉ còn thừa duy nhất 1 chỗ ngồi. Lúc này, người đàn ông để vợ mình ở lại, còn bản thân nhảy lên thuyền cứu hộ.
Người phụ nữ đứng trên con thuyền sắp chìm, hét lên với người đàn ông một câu…
Kể đến đây, thầy giáo hỏi học sinh: “Các em đoán xem, người phụ nữ sẽ hét lên câu gì?”
Tất cả học sinh phẫn nộ, nói rằng: “Em hận anh, em đã nhìn nhầm người rồi.”
Lúc này thầy giáo chú ý đến một cậu học sinh mãi vẫn không trả lời, liền hỏi cậu bé. Cậu học sinh nói: “Thầy ơi, em nghĩ người phụ nữ sẽ nói: Chăm sóc tốt con của chúng ta anh nhé!”
Thầy giáo ngạc nhiên hỏi: “Em nghe qua câu chuyện này rồi ư?”
Học sinh lắc đầu: “Chưa ạ, nhưng mà mẹ em trước khi mất cũng nói với bố em như vậy.”
Thầy giáo xúc động: “Trả lời rất đúng.”
Người đàn ông được cứu sống trở về quê hương, một mình nuôi con gái trưởng thành. Nhiều năm sau, anh ta mắc bệnh qua đời, người con gái lúc sắp xếp kỷ vật, phát hiện quyển nhật ký của bố. Hóa ra, lúc mẹ và bố ngồi trên chiếc tàu ấy, người mẹ đã mắc bệnh nan y, trong giây phút quyết định, người chồng đã giành lấy cơ hội sống duy nhất về mình. Trong nhật ký viết rằng : “Anh ước gì anh và em có thể cùng nhau chìm xuống đáy biển, nhưng anh không thể. Vì con gái chúng ta, anh chỉ có thể để em một mình ngủ giấc ngủ dài dưới đáy đại dương sâu thẳm. Anh xin lỗi.”
Kể xong câu chuyện, phòng học trở nên im ắng, các em học sinh đã hiểu được ý nghĩa câu chuyện này: Thiện và ác trên thế gian, có lúc lắm mối rối bời, khó lòng phân biệt, bởi vậy đừng nên dễ dàng nhận định người khác.
Người thích chủ động thanh toán tiền, không phải bởi vì người ta dư dả, mà là người ta xem trọng tình bạn hơn tiền bạc.
Trong công việc, người tình nguyện nhận nhiều việc về mình, không phải bởi vì người ta ngốc, mà là người ta hiểu được ý nghĩa của trách nhiệm.
Sau khi cãi nhau người xin lỗi trước, không phải bởi vì người ta sai, mà là người ta hiểu được sự trân quý của người bên cạnh mình.
Người tình nguyện giúp đỡ người khác, không phải vì nợ người đó cái gì, mà là vì người ta xem người đó là bạn.
Câu chuyện 71: Quan thanh liêm!
Đồn rằng có một ông huyện rất thanh liêm, không ăn của đút lót bao giờ. Bà vợ thấy tình chồng như vậy cũng không dám nhận lễ của ai.Có làng nọ muốn nhờ quan bênh cho được kiện, nhưng mang lễ vật gì đến, quan cũng gạt đi hết. Họ mới tìm cách đút lót bà huyện. Bà huyện cũng từ chối đây đẩy:
- Nhà tôi thanh liêm lắm, tôi mà nhận của các ông thì mười, hay mười lăm năm sau ông ấy biết ông ấy cũng vẫn còn rầy rà tôi đấy.
- Dân làng năn nỉ mãi, bà nể tình mới bày cách: Quan huyện nhà tôi tuổi “Tí”.Dân làng đã có ý như vậy, thì hãy về đúc một con chuột bằng bạc đển đây, rồi tôi thử cố nói giùm cho, họa may được chăng!
- Dân làng nghe lời về đúc một con chuột cống thật to, ruột đặc toàn bằng bạc, đem đến.
- Một hôm quan huyện trông thấy con chuột bạc, mới hỏi ở đâu ra, bà huyện liền đem sự tình kể lại
- Nghe xong, ông huyện mắng: Sao mà ngốc vậy! Lại đi bảo là tuổi “Tí”! Cứ bảo tuổi “Sửu” có được không?
Câu chuyện 72: Chàng trai vn đại náo quán bar ở mỹ !
Một anh chàng Việt vào 1 quán bar ở Mĩ. Anh ta gọi một chai Vang.
-Chai Vang này giá 100 đô, xin phiền anh gửi tiền trước – chủ quán tỏ ra cẩn thận.
Sau khi uống nửa chai, anh chàng rút tiền ra trả và thách ông chủ quán.
-Ông nghĩ sao nếu giờ tôi có thể cắn mắt bên trái của mình?
-Nếu được thì tôi tặng anh chai Vang- chủ quán tỏ vẻ giễu cợt.
Ngay lập tức, anh ta moi mắt giả từ mắt trái ra bỏ vào miệng cắn.
-Lần nữa nhá, bây giờ tôi sẽ cắn mắt phải của mình.
-200 đô cho anh!
- Chủ quán vừa cay cú vừa nghĩ ” mình thắng chắc, chả lẽ nó mù sao!”
Lần này anh ta tháo hàm răng giả rồi cắn vào mắt phải.
Ông chủ quầy kinh ngạc cầm 200 đô đưa cho anh ta.
-Lần cuối này, 500 đô nếu tôi đứng đây mà đái được vào chai rượu đằng kia, Okie?
-Chơi luôn. “Tỉnh còn ko làm đựoc huống hồ thằng say này”
Rồi anh ta bắt đầu đái vung vãi ra khắp bàn mà chẳng vào chai giọt nào.
-Thế nào, chấp nhận thua chứ?- người chủ quán hí hửng.
-Không sao, dù sao tôi vẫn thắng, vì tôi vừa cá 1000 đô với ông bàn bên kia là có thể đái ra cả quán mà ông chủ quán bar vẫn cười!
Câu chuyện 73: Chết vẫn...vui !
Hai vợ chồng nọ có 5 đứa con: 4 đứa đầu thì trắng trẻo xinh đẹp, chỉ có đứa út đen đủi, xấu xí tệ. Người chồng nghi ngờ lắm nhưng không dám nói ra. Đến lúc lâm chung, mới ra hiệu gọi bà vợ lại hỏi:
- Tôi sắp đi đây, trước khi chết tôi hỏi thật bà một điều. Thằng út…
- Thằng út làm sao?
- Nó có thật sự… là con của tôi không?
- Đến giờ phút này thì tôi cũng không giấu giếm gì ông. Thằng út… mới thật sự là con của ông.
Ông chồng, tai đã lãng đãng, nên đã mỉm cười ra đi.
Câu chuyện 74: Lãi to !
Một gã trẻ tuổi gặp một ông già. Đang huênh hoangmuốn khoe trình độ mình hơn người, gã bèn rủ:
- Tôi với ông so kiến thức bằng cách đố nhau nhé!
Ông già đắn đo, gã bèn đặt thêm điều kiện:
- Nếu thắng ông được 10 đồng, nếu thua ông chỉmất 1 đồng thôi!
- Nhất trí, anh đố trước đi.
- Thế tay nào lên vũ trụ đầu tiên?
Ông già không trả lời, lẳng lặng rút tờ 1 đồngtrả cho gã trẻ tuổi. Được thể, hắn hỏi tiếp:
- Thế ai phát minh ra định luật bảo toàn khối lượng?
Chịu. Lại 1 tờ nữa.
- Thôi, anh đố nhiều rồi. Để tôi đố anh 1 câu được không?
- Đồng ý!
- Con gì lên đồi bằng 2 chân, còn xuống đồi bằng 3 chân?
Sau một hồi lâu suy nghĩ, gã thanh niên quyết định rút tờ 10 đồng ra, đưa cho đối thủ và hỏi lại:
- Không biết! Thế con gì đấy hả ông?
Ông già lẳng lặng rút tiếp tờ 1 đồng đưa cho gã trẻ.
Câu chuyện 75: Tài nói láo !
Có một anh giàu rất sành về khoa nói láo, những câu chuyện anh ta bịa ra thần tình, khéo léo đến nỗi nhiều người đã biết tính anh ta rồi, mà vẫn mắc lừa.
Nhờ cái tài ấy, anh ta nổi tiếng khắp vùng. Tiếng đồn đến tai quan. Một hôm, quan đòi anh ta đến nha môn, chỉ vào chồng tiền và một cây roi song to tướng để trên bàn:
- Ta nghe đồn anh nói láo tài lắm, lâu nay thiên hạ bị anh lừa nhiều rồi.
Bây giờ anh hãy bịa ra một chuyện gì lừa được ta thì ta thưởng cho ba mươi quan tiền. Trái lại, anh không lừa nổi ta, thì sẵn chiếc roi song kia, ta cho anh ba chục roi.
Anh nói láo nghe xong, gãi đầu gãi tai, bẩm:
- Lạy quan lớn, đèn trời soi xét. Quả bấy lâu nay con mắc tiếng oan, con có nói láo bao giờ đâu ạ! Nguyên con có ông tằng tổ đời xưa đi Sứ bên Tàu, đem về được một bộ sách nói toàn chuyện lạ, con xem thấy hay hay, đem kể lại, nhưng chẳng ai tin, cứ bảo rằng con nói láo…
Câu trả lời gợi tính tò mò của quan. Quan liền bảo:
- Thế à? Vậy anh có thể cho ta mượn xem được không?
- Trăm lạy quan lớn… Ngài xá cho, vì… con làm gì có sách ấy! Con nói láo đấy ạ!
Câu chuyện 76: Khôn ra !
Một lão nhà giàu đi dạo chợ quê xem có món hàng nào hời sẽ mua tích trữ. Thấy một chú bé cứ nhai mãi mấy hột táo, bèn hỏi:
- Này nhóc, mày nhai mãi mấy hột táo ấy để làm gì?
- Thưa ông, để cho khôn người ra.
- Thế à? Bán cho tao vài hột được không?
- Thưa ông, mười đồng hai hột.
- Ðược, tiền đây.
Lão ta đưa luôn mười đồng và cầm hai hột táo bỏ ngay vào miệng nhai lấy nhai để. Nhai mãi, một lúc sau lão ta hỏi chú bé:
- Này nhóc! Tao nhai từ nãy đến giờ chả thấy khôn ra tí nào. Trong khi đó với mười đồng, tao có thể mua hàng rổ táo của những người khác.
- Ðấy! Ðấy! Ông khôn ra rồi đấy! – Chú bé đắc chí kêu lên.
Câu chuyện 77: Mong ước đơn giản !
Ở vòng chung kết của một cuộc thi hoa hậu quốc tế nọ, ban giám khảo lần lượt đưa ra các câu hỏi để hỏi các thí sinh,câu hỏi như sau:" các cô hãy sơ lược đôi chút về bản thân và nói lên mong ước của các cô trong tương lai".Sau khi nghe xong câu hỏi, các cô gái lần lượt trả lời, đến cuối cùng , đến lượt của miss áo dài đến từ VN,cô bước lên trả lời:
Miss : Dạ kính chào ban giám khảo và toàn thể khán giả, trước hết em xin kể một đôi điều về cuộc đời của em . Cuộc đời của em gặp nhiều gian truân lắm , em đã trải qua 3 đời chồng , mà đến hiện nay , em vẫn còn trinh.....
BGK: ???, xin cô giải thích rõ ràng hơn, đã qua 3 đời chồng mà làm sao cô vẫn còn trinh??
Miss: Dạ thì có gì đâu, thằng chồng đầu tiên của em làm ở trong viện bảo tàng, châm ngôn của ổng lúc nào cũng là " Cấm sờ vào hiện vật ". Đến thằng chồng thứ 2 , ảnh làm ở cục điều tra hình sự , lúc nào miệng cũng nói " Giữ nguyên hiện trường". Đến cuối cùng em nản quá , lấy thằng chồng thứ ba , anh chàng này thì làm ở bộ kế hoạch đầu tư, ông này thì khá hơn 2 thằng chồng củ của em , nhưng cũng suốt ngày chỉ có" Vạch ra , nhưng không làm gì hết" , thiệt là tức chết ......
BGK: .......
Miss: Cho nên , em có một ước mơ nhỏ nhoi thôi, đó là lấy được một người chồng vừa ý, em không dám đòi hỏi, chỉ cần ảnh đạp xích lô cũng được..
BGK: Sao vậy?
Miss : Bởi vì có chồng dạp xích lô sướng lắm , cứ " leo lên" là "đạp " liền...hì hì
Câu chuyện 78: Bợm !
Trong một hãng rượu tại Napa Valley, California, một chuyên viên thử rượu vừa qua đời. Chủ hãng lo lắng đăng báo, kiếm người thay thế.Một anh chàng say rượu bí tỉ, quần áo rách rưới tới xin việc. Chủ hãng muốn tống cổ anh say rượu đi chỗ khác chơi, nhưng vẫn muốn thử tài anh ta.
Chủ hãng ngoắc tay, và cô hầu bàn mang ra một ly rượu. Anh chàng say rượu cầm ly uống cạn, và nói:“Rượu vang đỏ loại Muscat, 3 tuổi, trồng ở miền Bắc của Napa Valley, chứa trong thùng thép!” “Đúng thế”, Chủ hãng tuyên bố.
Chủ Hãng ra hiệu cho cô hầu bàn mang ra một ly rượu khác. Anh chàng say rượu nâng ly lên, uống cạn, lè nhè nói:“Rượu vang đỏ, Cabernet, 8 năm, trồng tại phía Tây Nam của Napa Valley, chứa trong thùng gỗ Oak!”Chủ hãng phục lăn!
Ông nháy mắt cho cô thư ký, ngầm ra hiệu. Cô thư ký bưng ra một ly nước tiểu. Gã say rượu mắt nhắm mắt mở, nâng ly uống cạn.Uống xong, gã lè nhè nói:“Tóc vàng, 26 tuổi, mang thai 3 tháng...Và nếu không cho tôi việc, tôi sẽ nói tọac tên bố đứa bé!”
Câu chuyện 79: Hiếm và Tốt
Một ông nhà giàu nọ bị bệnh nan y sắp chết, bác sĩ Tề nói muốn sống thì phải thay nội tạng. Ông ta lập tức bay ra chợ đen nội tạng bên Trung Quốc.Đầu tiên, ông ta vào tiệm bán tim.Tại đây, tim các loại có đủ cả. Nào là : tim bác sĩ, tim nông dân, tim công nhân, tim luật sư, tim thầy giáo…nhưng mắc nhất trong cửa hàng là một trái tim cộng sản. Ông ta liền hỏi chủ tiệm :
- Sao tim này mắc dữ vậy, bộ nó tốt lắm hả ?
- Cái này hổng phải nó tốt mà là nó hiếm.
- Sao hiếm ?
- Ây dà, nị hông thấy sao ? Cả ngàn thằng cộng sản mới có 1 thằng có tim đó chớ. Vậy là nó hiếm rồi. Hàng hiếm đó, mua đi.
Ông nhà giàu mua trái tim cộng sản. Sau đó , qua tiệm bán bao tử. Ở đây cũng có đủ loại: bao tử lính, bao tử dân nghèo, bao tử dân giàu…nhưng mắc nhất là bao tử của quan chức nhà nước cộng sản. Rút kinh nghiệm tiệm bán tim, ông ta hỏi chủ tiệm :
- Cái này nó hiếm nên mắc phải không ?
- Cái này hổng hiếm nhưng mà nó tốt !
- Tốt ra sao ?
- Tốt lắm chứ ! Xi măng, sắt thép, tiền bạc, mỡ thối, mỡ bẩn gì, kể cả sĩ diện và lương tâm bỏ vô nó cũng tiêu hóa hết. Tốt lắm đó, mua đi.
Ông nhà giàu mua cái bao tử đó.Cuối cùng, chỉ còn tiệm bán não. Ở đây cũng có đủ loại não như 2 tiệm trước, nhưng mắc nhất cũng là não của người cộng sản. Lần này ,vừa thấy cái não mắc nhất đó, ông ta nói ngay:
- Lấy tôi cái này, cái này mắc vậy chắc vừa hiếm lại vừa tốt ?
- Nị khéo chọn ghê ! Cả triệu thằng công sản mới có 1 thằng có não, mà nó ít khi xài tới lắm nên còn mới ! Còn tốt ở chỗ là mỗi khi nó động não suy nghĩ tức là nó sắp có tiền !
Hiểu được là chết liền !
Câu chuyện 80: Giáo sư thông minh !
Một vị giáo sư thông minh nhà nghèo sống cạnh một anh rất ngu nhà giàu. Một hôm, vị giáo sư khóc lóc về gia cảnh.Bụt hiện lên hỏi:
- Tại sao con khóc ?
Giáo sư trả lời:
- Thằng kia nó ngu nhưng giàu trong khi con lại nghèo...
Bụt liền nói :
Ta ban cho con 3 điều ước với điều kiện : Con mà ước cái gì là thằng kia sẽ được gấp đôi.
Vị giáo sư liền nhanh nhạy:
-Con muốn 1 cô gái trẻ đẹp ! Một cô gái xuất hiện. Bên kia, anh chàng có tới 2 cô.
-Con muốn mình mất đi 1 hòn...Lập tức vị giáo sư còn 1 hòn Anh kia thì mất cả hai hòn...
Điều ước thứ 3:Con muốn số hòn hiện tại của mình gấp đôi lên...
Câu chuyện 81: Vợ tôi hay vợ ông?
Một buổi chiều hai ông hàng xóm nhà đối diện ngồi nhậu với nhau.Sau khi đã ngà ngà say, ông này hỏi ông kia:
- Này ông, sinh nhật của ông vào ngày nào?
- Để làm gì vậy, ông tặng quà tui hả? - Ông kia trả lời.
- Đúng rồi, để tôi tặng ông cái rèm cửa sổ, mỗi lần thấy vợ chồng ông khỏa thân chạy lòng vòng trong nhà kỳ quá!
- Cám ơn ông - Ông kia nhanh nhẩu cám ơn và hỏi lại:
- Vậy khi nào đến sinh nhật ông vậy?
- Chi vậy, ông cũng tặng quà cho tôi hả? - Ông này trả lời.
- Đúng rồi, tôi sẽ tặng ông cái ống nhòm.
- Thôi, tôi không cần đâu - Ông này từ tốn.
- Tui tặng ông cái ống nhòm để ông nhìn cho rõ đó là vợ tôi hay vợ ông.
- !!!!!!
Câu chuyện 82: Nghe thấy không?
Hai vợ chồng đi tham quan một trang trại. Rất hảnh diện, người chủ trại giới thiệu một con gà trống rất đẹp mã :
- Từ sáng giờ nó đã đạp mái 10 lần rồi đó!
Bà vợ quay sang chồng, với giọng khiêu khích:
- Nghe thấy không?
Ông chồng liền kéo vợ lại chỗ ông chủ trại gà và hỏi:
- Nó làm việc ấy với cùng một con mái hay sao?
- Dĩ nhiên là với 10 con mái khác nhau!
Ông chồng liếc sang vợ:
- Nghe thấy không?
Câu chuyện 83: Anh nghĩ tôi là ai?
Buổi sáng, cô vợ gọi điện đến cho chồng là Bác sĩ :
- Xe máy của em không nổ được. Anh có thể về nhà và sửa cho em được không?
- Cô nghĩ tôi là ai vậy? Tôi không phải thợ sửa xe.
Một lúc sau, cô vợ lại gọi đến:
- Anh có thể về nhà được không? Đầu máy video nhà mình tự nhiên lại bị hỏng.
- Cô nghĩ tôi là ai? Tôi không phải là thợ chữa tivi, video.
Đến buổi trưa, anh chồng lại nhận được cú điện thoại nữa của cô vợ phàn nàn về cái cửa bị kẹt không khoá được. Và lần này ông chồng gào lên:
- Cô nghĩ tôi là ai vậy? Tôi không phải là thợ mộc.
Buổi tối, khi ông chồng đi làm về. Cô vợ kể lại rằng đã nhờ ông hàng xóm chữa giúp tất cả. Ngạc nhiên anh hỏi:
- Thế sau khi chữa xong ông ta có đòi công sá gì không?
- Ông ta đề nghị rằng hoặc là em nấu cho ông ấy một bữa ăn, hoặc là "chiều" ông ta một tí.
- Thế em đã nấu cho ông ấy ăn món gì? - Ông chồng nhẹ nhàng hỏi.
Lần này thì đến cô vợ tỏ ra giận dữ:
- Anh nghĩ tôi là ai vậy? Tôi không phải là đầu bếp!!!!
Câu chuyện 84: Món quà của chúa
Khách xuống sân bay, một phụ nữ đến năn nỉ vị linh mục đi cùng:
- Con có viên kim cương mang về, sợ không qua được hải quan, nhờ cha giữ giùm. Họ không xét cha đâu.Ông cha thương tình bỏ vào túi quần.Nhân viên hải quan hỏi: Cha có gì quý giá cần khai báo?Ông cha chỉ mang mỗi cuốn kinh thánh thôi, định trả lời: "không có gì", nhưng sực nhớ viên kim cương trong túi quần, lại nhớ lời răn "không được nói dối" nên nói: Từ bụng tôi trở lên không có gì quý, còn từ bụng trở xuống có một món quý mà nhiều bà thích.Nhân viên hải quan cả cười: Cha vui tính quá, mời cha qua!
Câu chuyện 85: Súng hết đạn mà vẫn nổ
Một cụ già lấy được cô vợ trẻ xinh đẹp, trong lòng mãn nguyện lắm. Khoảng vài tháng sau, ông ta chạy đến bác sĩ báo tin: “Thưa bác sĩ, vợ tôi có tin vui!”.
Ông bác sĩ suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Tôi sẽ kể cho cụ một câu chuyện có thật 100%: Một nhà bác học đãng trí rất thích đi săn. Một hôm, thay vì mang súng vào rừng thì ông lại mang nhầm cái ô. Đang đi trong rừng, bỗng một con hổ từ trong bụi nhảy xổ ra. Nhà bác học rút cái ô ra bắn chết tươi con hổ.
Ngay lập tức cụ già nhảy cẫng lên:
- Tôi không tin, chắc phải có người đâu đó bắn hộ?
- Vâng, thưa cụ. Chắc chắn phải có người bắn hộ – ông bác sĩ nói.
Câu chuyện 86: ĐỂ THÀNH CÔNG
Ông bố dạy con trai:
- Thông minh và giữ chữ tín là vấn đề then chốt của thành công con ạ. Khi con đã trót hứa cái gì thì dù điều đó có làm con bị khuynh gia bại sản, con cũng phải thực hiện. Đó gọi là chữ tín.
- Vậy thì thông minh là gì hả bố?
- Đừng nên hứa hẹn những lời như vậy.
Câu chuyện 87: Kỷ năng trong kinh doanh
Một con đại bàng đang đậu trên cây nghỉ ngơi, chẳng làm gì cả. Con thỏ nhìn thấy thế hỏi: Tôi có thể ngồi không và chẳng làm gì như anh được không? Đại bàng trả lời: Được chứ, sao không. Thế là con thỏ ngồi xuống gốc cây nghỉ ngơi. Bỗng dưng một con cáo xuất hiện, vồ lấy con thỏ mà ăn thịt.
Bài học xương máu: để được ngồi không mà chẳng cần làm gì, anh phải ngồi ở vị trí rất cao.
Câu chuyện 88: Kỷ năng trong kinh doanh
Ông chồng đi tắm sau khi vợ vừa mới tắm xong, đúng lúc chuông cửa reo. Vợ vội quấn khăn tắm vào và chạy xuống mở cửa. Cửa mở thì ra là ông hàng xóm Bob. Chị vợ chưa kịp nói gì thì Bob bảo: tôi sẽ cho chị 800 đô nếu chị buông cái khăn tắm kia ra. Suy nghĩ 1 chút rồi chị vợ buông khăn tắm, đứng trần truồng trước mặt Bob. Sau vài giây ngắm nghía, Bob đưa 800 đô cho chị vợ rồi đi. Chị vợ quấn lại khăn tắm vào người rồi đi lên nhà.
– Vào đến phòng tắm, chồng hỏi: Ai đấy em?
– Vợ: ông Bob hàng xóm.
– Chồng: Tốt. thế hắn có nói gì đến số tiền 800 đô hắn nợ anh không?
Bài học xương máu: Nếu anh trao đổi thông tin tín dụng với cổ đông của mình kịp thời thì anh đã có thể ngăn được sự “phơi bày”.
Câu chuyện 89: Kỷ năng trong kinh doanh
Một tu-sĩ nam ngỏ ý mời tu-sĩ nữ đi chung xe. Người nữ chui vào xe, ngồi bắt chéo chân để lộ 1 bên bắp chân. Người nam suýt nữa thì gây tai nạn. Sau khi điều chỉnh lại tay lái, người nam thò tay mò mẫm lên đùi người nữ. Nữ kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″, tu sĩ nam liền bỏ tay ra. Nhưng sau khi vào số, tu sĩ nam lại tiếp tục sờ soạng chân nữ. Một lần nữa nữ kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″, tu sĩ nam thẹn quá: “xin lỗi nữ, tôi trần tục quá”. Tới nơi, nữ thở dài và bỏ đi.Vừa tới nhà tu, tu sĩ nam vội chạy vào thư viện tra cứu ngay cái điều răn 129 ấy, thấy đề: “Hãy tiến lên, tìm kiếm, xa hơn nữa, con sẽ tìm thấy hào quang.”
Bài học xương máu: Nếu anh không nắm rõ thông tin trong công việc của mình anh sẽ bỏ lỡ 1 cơ hội lớn.
Câu chuyện 90:Đạo lý từ câu chuyện “1 chén gạo dưỡng ơn, 1 đấu gạo gây thù”
Có hai gia đình nọ là hàng xóm của nhau, một nhà giàu có điều kiện kinh tế rất khá giả, nhà còn lại tương đối bần hàn, thuộc hàng nghèo nhất trong làng. Tuy vậy, hai nhà vẫn khá thân thiết và giữ mối quan hệ tốt với nhau.Mùa đông năm đó, trời không thuận ý người nên thiên tai triền miên, mùa vụ mất trắng. Không có thu hoạch, lại không có của tích lũy nên gia đình nhà nghèo lâm vào cảnh khốn đốn cùng cực, không có gạo để ăn.Khi đó, nhà hàng xóm giàu có đã nghĩ cách giúp đỡ những người nghèo trong làng bằng cách mua dự trữ khá nhiều lương thực. Họ phân phát cho mỗi gia đình nghèo trong vùng một bát gạo để cứu đói, trong đó tất nhiên có cả gia đình nhà hàng xóm nghèo.Gia đình nhà nghèo khi ấy vô cùng cảm kích và biết ơn. Trong mắt họ khi đó, gia đình giàu đúng là ân nhân cứu mạng. Và họ nghĩ rằng đợi qua đợt khổ nạn này, nhất định sẽ tìm cách cảm ơn người đã giúp mình.
Sang năm sau đó, khi cơn bĩ cực đã qua đi, thời tiết trở lại thuận lợi và các gia đình trong làng bắt đầu chuẩn bị thóc giống để gieo trồng. Hai gia đình ngồi nói chuyện với nhau, trong lúc nói chuyện đã đề cập đến chuyện hạt giống để trồng vào vụ tới.Người giàu không nghĩ gì liền hào phóng tặng cho gia đình nghèo một đấu thóc để làm giống cho năm tới. Gia đình nhà nghèo tỏ ra vô cùng biết ơn rồi mang đấu thóc về, tự hứa khi nào gieo cấy thành công sẽ trả ơn người giàu.Thế nhưng, một hôm có người anh em đến gia đình nhà nghèo chơi. Sau khi nghe được câu chuyện đấu thóc, anh ta liền nói:"Có một đấu thóc thì làm được cái gì? Chừng này chỉ đủ ăn, chứ làm sao đủ để chúng ta làm giống cho vụ tới. Gia đình nhà đó thật quá đáng và keo kiệt. Có tiền đi phân phát lương thực cho mọi người trong làng mà chúng ta là hàng xóm thân thiết lại chỉ cho có đấu thóc thế này."
Câu chuyện này truyền đến tai nhà giàu và họ rất giận, nghĩ bụng, mình đã cho họ không biết bao lương thực, giờ lại cho cả đấu thóc để gieo hạt làm giống. Họ không những không cảm ơn mà còn ghét mình như kẻ thù, thật là quá đáng!
Kể từ đó, quan hệ vốn dĩ tốt đẹp giữa hai nhà hàng xóm trở nên căng thẳng, hai nhà coi nhau chẳng khác nào kẻ thù.
Có thể nói, trong cuộc sống nhiều người có thói quen của người nghèo. Chúng ta luôn nghĩ rằng cuộc sống và những người xung quanh nợ mình và phải có trách nhiệm với mình như một điều tất yếu. Khi bạn khát giữa sa mạc, bạn chỉ cần có nước uống. Nhưng khi đã được uống rồi, bạn lại càng cảm thấy khát hơn nữa. Trên thực tế, khao khát những điều từ người khác sẽ khiến bạn nhỏ bé hơn.
Lại có một câu chuyện tương tự như thế này:
Có một gã ăn mày rách rưới đến gõ cửa nhà anh Vương xin được bố thí, giúp đỡ. Vương thấy cảnh ngộ đáng thương liền đưa cho gã 10 đồng.Đến ngày thứ 2, gã lại tiếp tục mò đến nhà anh Vương và nhận được thêm 10 đồng nữa. Việc này diễn ra trong suốt 2 năm. Một hôm, cũng như thường lệ, gã ăn mày đáng thương gõ cửa nhưng anh Vương chỉ đưa cho gã 5 đồng.
"Sao lần này anh chỉ cho tôi có 5 đồng?"- gã ăn xin hỏi. Anh Vương liền thủng thỉnh đáp: "Vì tôi mới lấy vợ. Tôi còn phải giữ tiền để nuôi vợ con nữa".
"Chết tiệt, anh dám lấy tiền của tôi đi nuôi gái à?" - gã ăn xin đáp và bực tức bỏ đi.
Bài học rút ra:Ngạn ngữ Trung Quốc có câu "Một bát gạo tạo nên ân nhân, một đấu thóc tạo nên kẻ thù".
Câu nói này có nghĩa rằng: Khi con người lâm vào hoàn cảnh khó khăn thực sự và nhận được sự giúp đỡ dù rất nhỏ, nó cũng khiến người hoạn nạn vô cùng cảm kích. Thế nhưng khi họ đã có thể tự lo cho mình, bạn vẫn cứ tiếp tục giúp đỡ và đến một ngày nào đó, vì một nguyên nhân nào đó mà bạn không thể giúp họ được nữa, đối phương sẽ hận bạn.
Ở đời, khi việc cho đi trở thành một thói quen, nó cũng vô tình trở thành một loại trách nhiệm không thể thoái thác. Và những người nhận được sự cho đi quá thường xuyên sẽ trở thành phụ thuộc, họ coi đó như một lẽ dĩ nhiên mà nếu bị thoái thác, họ sẽ trở nên thù ghét chính ân nhân của mình.
Trên thực tế, cuộc sống không ai nợ bạn điều gì cả, thành hay bại là do chính bạn mà thôi. Vì thế, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh và người khác khi bạn không thể thành công hay gặp bất hạnh, nó sẽ không làm bạn tiến bộ hơn được đâu.
Dục vọng giống như nước biển, càng uống sẽ càng khát. Dục vọng cũng giống như một cơn ngứa trong linh hồn mỗi con người. Nỗi đau có thể nhìn thấy ngay nhưng ngứa thì càng gãi lại càng muốn gãi thêm.
Câu chuyện 91: Tại sao đồ ngủ phụ nữ in hoa, đàn ông lại kẻ sọc?
Hai vợ chồng dạo trong cửa hàng quần áo ngủ, người vợ hỏi:
- Anh này, em phát hiện ra một chuyện lạ lắm.
- Chuyện gì? - người chồng nhướng mày hỏi.
- Em phát hiện đồ ngủ của phụ nữ thì thêu hoa, màu sắc rực rỡ, nhưng đồ ngủ của đàn ông đa số chỉ là pajama kẻ sọc. Tại sao thế anh nhỉ?
Người chồng mỉm cười:- Đơn giản mà. Vì ban đêm đối với phụ nữ là mùa xuân, còn đối với đàn ông là lao động khổ sai!
Câu chuyện 92: Kỷ năng trong kinh doanh
Lão hòa thượng hỏi tiểu hòa thượng: “Nếu bước lên trước một bước là tử, lùi lại một bước là vong, con sẽ làm thế nào?”.Tiểu hòa thượng không hề do dự đáp: “Con sẽ đi sang bên cạnh”.
Bài học rút ra: Khi gặp khó khăn, đổi góc độ để suy nghĩ, có lẽ sẽ hiểu ra rằng: Bên cạnh vẫn có đường.
Câu chuyện 93: Kỷ năng trong kinh doanh
Anh chàng nọ: Ông chủ, tắm ở đây mất bao nhiêu tiền?Ông chủ: Nhà tắm nam 40 nghìn, nhà tắm nữ 400 nghìn.
Anh chàng nọ: Ông ăn cướp đấy à…
Ông chủ: Cậu muốn đến nhà tắm nam hay nhà tắm nữ?
Anh chàng nọ: Quyết đoán đưa ra 400 nghìn.
Bước vào nhà tắm nữ liếc mắt nhìn, toàn là nam.
Anh em trong nhà tắm: Lại một thằng nữa tới!
Bài học rút ra: Kinh doanh trước giờ không phải là dựa vào giá cả thấp, mấu chốt là dựa theo nhu cầu của khách hàng.
Câu chuyện 94: Kỷ năng trong kinh doanh
Có ba shop thời trang nằm kề nhau nên cạnh tranh kịch liệt.Shop bên phải trưng bảng quảng cáo: “Chuyên bán thời trang cao cấp dành cho nghệ sĩ”.Ngày hôm sau shop bên trái cũng dán một tấm bảng: “Chuyên bán thời trang model dành cho những cô gái trẻ xinh đẹp nhất”.Và hôm sau cái shop bị kẹt ở giữa treo ở cửa một tấm bảng to đề hai chữ: “LỐI VÀO”.
Bài học kinh doanh: Có thể bạn cùng kinh doanh mặt hàng giống đối thủ nhưng hãy chứng tỏ sự khác biệt của mình để khách hàng chọn bạn.Đừng rập khuôn những ý tưởng cũng như hình thức kinh doanh của người khác mà hãy tạo nên nét riêng của mình để tạo đà cho sự cạnh tranh. Đồng thời, bạn cũng đừng nản chí với những khó khăn trước mắt, biết đâu được trong cái khó lại ló cái khôn.
Câu chuyện 95: Kỷ năng trong kinh doanh
Một nàng gái ế chạy tới đồn cảnh sát tố cáo: “Tôi đã cẩn thận để tiền trong áo lót, thế mà thằng cha đẹp trai đứng cạnh tôi ở trên xe bus đông đúc đã móc lấy mất tiền của tôi!”. Cảnh sát ngạc nhiên: “Tại sao nó có thể móc tiền được ở một vị trí “nhạy cảm” như thế, mà cô không phát hiện ra?” Cô nàng gái ế thút thít: “Ai ngờ được là nó chỉ muốn moi tiền?”
Bài học kinh doanh: Người kinh doanh có kỹ năng và sự khéo léo có thể moi được tiền của khách hàng mà khiến họ cảm thấy thoải mái và không biết bạn lấy được nó lúc nào. Hãy khôn khéo trong giao tiếp với khách hàng để mang lại lợi nhuận cao nhất trong kinh doanh.
Câu chuyện 96:Vỏ quýt dày có móng tay nhọn
Anh chàng buôn đồ cổ vào nhà một bác nông dân, thấy cái đĩa cho mèo ăn là đồ gốm đời Thanh. Anh ta rất thích, nhưng nếu gạ mua đĩa sợ người ta biết, bèn hỏi mua con mèo. Chủ nhà đồng ý bán con mèo quý với giá 400 nghìn đồng. Khi anh ta xin cái đĩa cho mèo ăn, thì bác chủ thủng thẳng đáp:
– Nói thật với chú, tôi không thể cho chú cái đĩa này được, nhờ nó mà tôi đã bán được hơn chục con mèo rồi đó.
Câu chuyện 97: Giáo sư và ngư dân
Một ngày, một vị giáo sư lên thuyền ngồi ngắm cảnh. Đang ngồi thuyền, vị giáo sư hỏi người ngư dân chèo thuyền cho ông ta: “Anh biết gì về sinh vật không?”, người ngư dân trả lời không biết, vị giáo sư liền nói: “Như vậy anh đã mất đi ¼ cuộc đời rồi”.Được một lúc, vị giáo sư lại hỏi: “Anh biết gì về triết học không?”, người ngư dân lại trả lời không biết. Giáo sư lại nói: “Vậy anh lại mất đi ¼ cuộc đời nữa rồi”.
Lại qua một lúc nữa, vị giáo sư lại hỏi: “Anh biết gì về khoa học không?”, người ngư dân vẫn trả lời không biết. Đúng lúc này, trời nổi gió lớn, làm cuộn lên những cơn sóng khổng lồ, người ngư dân vội hỏi vị giáo sư: “Ngài biết bơi không?”, vị giáo sư trả lời không biết, ngư dân nghe vậy liền nói: “Vậy thì cuộc đời ông chấm dứt rồi”.
Cảm ngộ chân lý: Không nhất thiết cái gì bạn cũng cần phải biết phải giỏi, đôi khi chỉ cần bạn thành thạo một kỹ năng bạn sẽ không phải lo lắng gì cả
Câu chuyện 98: Phòng tắm bị cháy
Phòng tắm công cộng bỗng dưng bị chập điện gây hỏa hoạn lớn, vô số chị em chạy túa ra đường mà không kịp mặc gì. Những nàng thông minh là người không lấy tay che thân thể, mà lấy tay che… mặt.
Bài học rút ra: Hãy quan tâm tới mấu chốt của mọi vấn đề.
Câu chuyện 99: Người bán sữa bò rong
Có một vị khách đi mua sữa bò vào một sáng cuối tuần.Khi đang đi thì gặp người gánh hàng rong đang bán sữa bò ở ven đường, anh tiến đến và hỏi giá. Người bán hàng rong trả lời: “1 chai 3 đồng, 3 chai 10 đồng”.Anh không nói gì liền lấy trong túi ra 3 đồng để mua 1 chai, rồi mua thành 3 lần. Mua xong anh ta rất đắc ý cười lớn nói với người bán hàng rong: “Ông có thấy không, tôi chỉ trả 9 đồng đã mua được 3 chai sữa”.
Người bán hàng rong không nói gì, chỉ mỉm cười và thầm nghĩ: “Hay thật! Từ khi áp dụng phương pháp tính giá này, chỉ một thoáng mình đã bán được 3 chai sữa”.
Bài học rút ra: Muốn bán được nhiều hàng cần nắm rõ tâm lý khách hàng, từ đó sáng tạo ra phương thức bán hàng độc đáo.
Câu chuyện 100: Người bán gà quay
Người bán gà quay đã có ngày làm việc cực kỳ tốt. Anh ta tự hào nhấc con gà cuối cùng lên cân và quay lại nói với khách hàng: “Con này giá 6,35 USD”.
“Mức giá hợp lý đấy nhưng con này hơi nhỏ”, người phụ nữ mua hàng đáp. “Anh không có con nào lớn hơn à?”
Sau một hồi suy nghĩ, người bán hàng nhanh chóng cất con gà vào tủ đồ ăn, dừng lại một vài giây, rồi lại lấy nó ra.
“Con này nặng hơn chút. Giá 6,65 USD”, người bán gà rụt rè đáp.
Người phụ nữ cân nhắc một chút rồi đưa ra quyết định cuối cùng: “Ồ, tôi nghĩ ra rồi. Tôi sẽ lấy cả hai con”.
Bài học rút ra: Đừng lừa dối khách hàng, vì bạn không bao giờ biết điều gì đang đợi mình phía trước.
Hỗ trợ trực tuyến
Email: nghia77777@gmail.com
Video clip
- LÀM TRẦN NHÀ ĐẸP
- Đầu cột tròn trang trí
- TRẦN CỔ ĐIỂN VẼ NHỦ VÀNG
- trần thạch cao đẹp
- ĐÓNG TRẦN THẠCH CAO ĐẸP
Thống kê
Tổng lượt truy cập: 9,338,304